Những loại dây leo hoặc bụi cho trái như đậu đũa, đậu rồng, đậu que… thích hợp trồng trong thùng xốp vì rễ ăn nông, có thể tận dụng trồng từ 3–5 dây trong cùng một thùng. Bên cạnh việc chăm sóc đơn giản thì những loại đậu này còn mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Có thể chế biến thành nhiều món ngon như xào với đậu hủ hoặc thịt bò, thịt heo, tôm lột vỏ để nguyên con cũng rất hấp dẫn!
BƯỚC 1: CÁCH NGÂM Ủ HẠT GIỐNG
– Hạt giống Đậu Bắp, Đậu Rồng, Đậu Đũa, Đậu Hà Lan, Đậu Que, Đậu Cove, ngâm với nước ấm (2 phần nước sôi 3 phần nước lạnh) khoảng 4 tiếng.
– Vớt hạt đậu que ra cho vào giấy ẩm rồi bỏ vào túi zip (túi có đường kéo) giúp hạt giữ ẩm mau nứt nanh.
– Khoảng 3-4 ngày hạt nứt nanh nhú mầm thì tiến hành mang đi ươm:
+ Cách 1: Ươm vào viên nén xơ dừa
. Cho hạt vào giữa viên nén, phủ nhẹ lớp xơ dừa trong viên nén lại xung quanh hạt, tưới ẩm sáng chiều. Khoảng 6-7 ngày hạt nảy mầm và lên chồi non, xung quanh viên nén rễ mọc nhìn thấy được thì chôn nguyên viên nén xuống thùng/chậu đã chứa sẵn đất hữu cơ.
+ Cách 2: Ươm vào bầu ươm
. Lấy một ít đấ cho vào bầu ươm nhỏ như chén/ly nhựa có đục lỗ phía dưới đáy, cho hạt vào bầu ươm, tưới nước ẩm sáng chiều, để bầu ươm ngoài nơi có ánh sáng nhẹ. Khi cây ra khoảng 4-6 lá thì lấy cây ra khỏi bầu và trồng xuống đất đã trộn sẵn.
(Cách lấy cây ra khỏi bầu mà không bị đứt rễ: Trước khi lấy tưới nước vừa đủ ẩm, lật úp bầu ươm xuống, bóp nhẹ để không vỡ bầu đất. Cho cây vào chậu rồi vun đất lại, tuyệt đối không nén chặt đất vì làm vậy rễ cây sẽ không phát triển được. Để cây ở chỗ mát 3 ngày, tưới nước vừa đủ ẩm sáng chiều. Sau 3 ngày có thể mang chậu ra ngoài nắng hẳn. Nếu không để chậu trong mát 3 ngày thì nên có đồ che tránh nắng giúp cây không bị héo mất sức.)
+ Cách 3: Ươm hạt trực tiếp xuống chậu đất đã trộn sẵn
. Chỉ nên ươm hạt trực tiếp vào mùa nắng, vì nếu ươm trực tiếp xuống chậu vào mùa mưa thì thường có các tình huống sau:
. Mưa lớn phun xối mạnh vào đất làm hạt bật gốc nếu đã nảy mầm.
. Mưa ngập đất gây thối hạt, trôi hạt ra khỏi chậu.
. Nếu cây đã nhú mầm, còn non yếu gặp mưa lớn thì chết non do thối thân cây, rách nát lá.
. Hoặc mưa xối đất che lấp mầm cây khi cây còn quá non cây cũng sẽ chết.
– Khoảng 3-4 ngày hạt nứt nanh nhú mầm thì tiến hành mang đi ươm:
+ Cách 1: Ươm vào viên nén xơ dừa
. Cho hạt vào giữa viên nén, phủ nhẹ lớp xơ dừa trong viên nén lại xung quanh hạt, tưới ẩm sáng chiều. Khoảng 6-7 ngày hạt nảy mầm và lên chồi non, xung quanh viên nén rễ mọc nhìn thấy được thì chôn nguyên viên nén xuống thùng/chậu đã chứa sẵn đất hữu cơ.
+ Cách 2: Ươm vào bầu ươm
. Lấy một ít đấ cho vào bầu ươm nhỏ như chén/ly nhựa có đục lỗ phía dưới đáy, cho hạt vào bầu ươm, tưới nước ẩm sáng chiều, để bầu ươm ngoài nơi có ánh sáng nhẹ. Khi cây ra khoảng 4-6 lá thì lấy cây ra khỏi bầu và trồng xuống đất đã trộn sẵn.
(Cách lấy cây ra khỏi bầu mà không bị đứt rễ: Trước khi lấy tưới nước vừa đủ ẩm, lật úp bầu ươm xuống, bóp nhẹ để không vỡ bầu đất. Cho cây vào chậu rồi vun đất lại, tuyệt đối không nén chặt đất vì làm vậy rễ cây sẽ không phát triển được. Để cây ở chỗ mát 3 ngày, tưới nước vừa đủ ẩm sáng chiều. Sau 3 ngày có thể mang chậu ra ngoài nắng hẳn. Nếu không để chậu trong mát 3 ngày thì nên có đồ che tránh nắng giúp cây không bị héo mất sức.)
+ Cách 3: Ươm hạt trực tiếp xuống chậu đất đã trộn sẵn
. Chỉ nên ươm hạt trực tiếp vào mùa nắng, vì nếu ươm trực tiếp xuống chậu vào mùa mưa thì thường có các tình huống sau:
. Mưa lớn phun xối mạnh vào đất làm hạt bật gốc nếu đã nảy mầm.
. Mưa ngập đất gây thối hạt, trôi hạt ra khỏi chậu.
. Nếu cây đã nhú mầm, còn non yếu gặp mưa lớn thì chết non do thối thân cây, rách nát lá.
. Hoặc mưa xối đất che lấp mầm cây khi cây còn quá non cây cũng sẽ chết.
BƯỚC 2: CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM BÓN
– Sử dụng đất hữu cơ đổ vào đầy thùng có kích thước như 60x40x30 thì trồng được 3-4 dây leo.
– Vun xới gốc thường xuyên giúp gốc được thông thoáng.
– Những loại dây leo hoặc cây có cùng họ đậu thường sinh trưởng nhanh, chăm sóc dễ, chỉ cần tưới nước sáng chiều giữ ẩm cho đất là cây phát triển tối đa.
– Tưới phân xen kẽ 2 tuần 1 lần, có thể sử dụng phân cá (100ml phân cá pha cùng 30 lít nước), phân bánh dầu pha loãng (2/3 chén phân bánh dầu pha cùng 30 lít nước) để tưới thêm.
– Các loại phân bón gốc có thể dùng như phân trùn quế, phân dơi, phân bò hoai... tùy theo từng loại phân mà cách dùng và liều lượng khác nhau.
– Mặc dù cây họ đậu có khả năng cố định đạm nhưng khi cây ra hoa đậu quả nên bón phân đều đặn tuần 1 lần cho cây, nước tưới thời kỳ này rất quan trọng. Vì thiếu nước và phân cây sẽ không nuôi trái được.
– Cây sẽ tự thụ phấn nhờ ong bướm, khi đậu quả sẽ rất mau lớn, không cần bọc trái vì những loại này ruồi rất ít chích.
BƯỚC 3: CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
– Những dòng họ đậu như Đậu Bắp, Đậu Rồng, Đậu Đũa, Đậu Hà Lan, Đậu Que, Đậu Cove rất ít bị sâu bệnh. Đối tượng gây hại chủ yếu là những con kiến mang rầy đen lên phá hoại.
– Những dòng họ đậu như Đậu Bắp, Đậu Rồng, Đậu Đũa, Đậu Hà Lan, Đậu Que, Đậu Cove rất ít bị sâu bệnh. Đối tượng gây hại chủ yếu là những con kiến mang rầy đen lên phá hoại.
– Khi cây đến thời kỳ ra hoa đậu quả, lúc này rầy rất hay tấn công, cần pha dung dịch tỏi ớt gừng tưới đều đặn sáng chiều cho cây.
– Có thể pha thuốc lào để tưới cho cây cũng trị rầy rất hay, cho một gói thuốc lào khoảng 50gram ngâm với 1 lít nước nóng trong 2 ngày. Sau đó dùng rây lọc lấy nước pha thêm 1 lít nước nữa, xác thì bỏ vào gốc cây.
– Lọc kỹ để tránh tình trạng khi cho vào bình xịt hay bị nghẹt đầu phun, hư bình phun.
– Phun lên lá và thân đều đặn 2 ngày 1 lần, xịt thoáng qua nếu cây còn nhỏ, xịt ướt đẫm nếu cây đã phát triển to khỏe.
– Dù là thuốc sinh học không độc hại nhưng cũng nên cách ly từ 5-7 ngày mới nên thu hoạch. Chủ yếu là cách ly để mùi của các chế phẩm sinh học bốc hơi hết.
– Lọc kỹ để tránh tình trạng khi cho vào bình xịt hay bị nghẹt đầu phun, hư bình phun.
– Phun lên lá và thân đều đặn 2 ngày 1 lần, xịt thoáng qua nếu cây còn nhỏ, xịt ướt đẫm nếu cây đã phát triển to khỏe.
– Dù là thuốc sinh học không độc hại nhưng cũng nên cách ly từ 5-7 ngày mới nên thu hoạch. Chủ yếu là cách ly để mùi của các chế phẩm sinh học bốc hơi hết.
No Comment